Bệnh nấm âm đạo dễ điều trị nhưng lại rất hay tái phát
– Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Thường xuyên rửa bằng nước hoặc xà phòng không mùi có tính kiềm nhẹ và lau khô. Tuyệt đối không được để nơi vùng kín ẩm ướt.
1. Khuẩn Candia, nguyên nhân gây bệnh nấm âm đạo
Âm đạo khỏe mạnh bình thường có nhiều vi khuẩn và tế bào nấm. Khi mất sự cân bằng giữa những sinh vật này, nấm phát triển quá nhiều gây nên bệnh nấm âm đạo. Phổ biến nhất là bệnh do một loại nấm có tên Candia albicans gây ra. Đây là một loại nấm men có kích thước khoảng 2 – 5µm. Nó có hình dạng tròn hoặc bầu dục. Nấm Candia có thể gây bệnh ở nhiều nơi trên cơ thể của con người. Theo thống kê, loại nấm này được tìm thấy 17% ở phế quản, 30% ở miệng, 38% ở ruột và 39% ở âm đạo người phụ nữ.
Các triệu chứng xảy đến khi bị nhiễm nấm âm đạo: ngứa, rát âm đạo khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục, khí hư bất thường (khí hư lỏng hoặc dạng sệt đặc bám chặt thành âm đạo), âm đạo bị viêm đỏ. Các biểu hiện này thường xuất hiện ở tuần trước khi có kinh.
Đa số đối tượng bị nhiễm nấm vùng kín thường ở người đã từng quan hệ, có gia đình. Nguyên nhân lây nhiễm có thể do người bệnh không vệ sinh sạch sẽ, lây qua đồ dùng chậu rửa, giấy vệ sinh…
2. Bệnh nấm âm đạo có nguy hiểm không?
Do âm đạo là bộ phận liên quan đến rất nhiều bộ phận khác như cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng. Nếu bệnh không được điều trị ngay từ âm đạo rất dễ lây đến toàn bộ phận. Hậu quả nghiêm trọng nhất có thể là vô sinh. Nếu phụ nữ đang mang thai bị nhiễm nấm âm đạo làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sẩy thai.
Đặc biệt, đây là bệnh rất dễ tái phát nếu không chữa trị triệt để. Có nhiều người bị tái đi tái lại nhiều lần trong năm. Thậm chí lây sang cho người chồng qua đường quan hệ tình dục. Vì vậy nếu bệnh tái phát trên 4 lần trong năm thì cần đi khám ngay. Nếu không những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
3. Cách điều trị viêm nấm âm đạo
– Điều trị tại nhà với điều kiện không mang thai: Dùng thuốc bôi chống nấm hoặc thuốc đạn đặt vào âm đạo, thuốc uống kháng sinh chống nấm theo toa của bác sĩ. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng dung dịch vệ sinh rửa âm đạo để thay đổi môi trường.
– Đối với phụ nữ mang thai, dùng thuốc bôi hoặc kem chống nấm, thuốc đạn đặt điều trị nấm. Tuyệt đối không được uống thuốc trị nấm khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
Liệu trình điều trị khoảng 10 – 12 ngày. Thời gian này người bệnh cần theo dõi sát sao và chủ động đi kiểm tra lại. Một số trường hợp sẽ được thêm liều điều trị bổ sung nếu có dấu hiệu tái phát.
4. Ngăn ngừa nấm âm đạo
– Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Thường xuyên rửa bằng nước hoặc xà phòng không mùi có tính kiềm nhẹ và lau khô. Tuyệt đối không được để nơi vùng kín ẩm ướt.
– Khi đi vệ sinh, tránh lau từ hậu môn đến vùng kín để tránh trường hợp vi khuẩn tập trung nhiều ở hậu môn lan ra âm đạo.
– Không dùng chất tẩy rửa. Không xịt nước hoa vào vùng kín tránh gây mất cân bằng sinh vật nơi đây.
– Nếu đang trong thời kỳ kinh nguyệt nên thường xuyên thay băng vệ sinh. Những ngày này nên tắm bằng nước ấm.
nấm âm đạo
Thay băng vệ sinh mỗi 4-5 tiếng để đảm bảo ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ
– Nên mặc đồ lót thấm hút dễ dàng, chất liệu làm từ cotton, khô thoáng, không gây ẩm.
– Nên thay đồ bơi ngay sau khi bơi. Không mặc đồ ướt quá lâu có thể khiến bộ phận sinh dục dễ ẩm ướt và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm cũng như vi khuẩn phát triển.
Bệnh nấm âm đạo tuy dễ trị nhưng nếu không chữa dứt điểm rất dễ ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Hơn nữa, bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng sức khỏe khác và có nguy cơ tái phát rất cao. Vì vậy, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào hoặc đang có thai bị viêm nấm bạn cần liên hệ với bác sĩ phụ khoa ngay để thăm khám cụ thể.
Leave a Reply